28/10/2017 03:38
Có thể nói chất liệu và yếu tố handmade tạo nên linh hồn và đẳng cấp của chiếc váy cưới. Váy cưới được may từ rất nhiều chất liệu khác nhau. Mỗi loại vải đều có những đặc điểm riêng và tạo nên những hiệu ứng (độ phồng, độ rủ, độ chun, độ cứng – đứng dáng…) khác nhau cho chiếc áo cưới.
Để bạn không bị bối rối trước hàng loạt kiểu váy cưới, chất liệu khi lựa chọn hoặc may áo cưới cho phù hợp với vóc dáng cơ thể của mình. Hãy cùng tìm hiểu xem các loại vải dưới đây có đặc điểm như thế nào để có sự chọn lựa phù hợp nhé.
1. Ren (sang trọng, quyến rũ & ngọt ngào)
Áo cưới ren gợi cho người ta có chút cảm giác cổ điển, sang trọng mà vẫn rất ngọt ngào.
Đặc tính: váy cưới thường ưu tiên sử dụng các loại ren không bai giãn, có tính năng nâng đỡ cơ thể, độ tinh tế cao, mang lại nét sang trọng, quyến rũ và ngọt ngào cho người mặc.
Ai có thể chối từ sức hút kì diệu đầy nữ tính của chiếc váy ren này?
Có 1001 kiểu họa tiết cho các loại vải ren nhưng chủ yếu được phân thành 3 loại:
– Ren mảng: là loại dệt sẵn thành những tấm vải cuộn sẵn thường dùng may toàn bộ váy hoặc phần thân trên, tay hoặc lưng váy.
– Ren bông (thuộc loại ren nổi): được thêu thành từng mảng nhỏ gọi là ren bông trên vật liệu voan mềm, nên khi đính ren lên đòi hỏi sự tỉ mỉ và cầu kỳ hơn rất nhiều, vì khi cắt bám sát bông ren hay bị tòe, và lem nhem hơn.
– Ren chân (thuộc loại ren nổi) : được thêu trên nền lưới trong nên bền hơn, dễ dàng đính lên váy hơn ren bông.
Váy-cưới-ren phù hợp với hầu hết vóc dáng, nhưng những cô dâu nào quá mập mạp không nên mạo hiểm sử dụng váy cưới ren. Ren tạo cảm giác đầy đặn nên sẽ càng làm cô dâu thêm béo. Chỉ nên điểm một chút ren ở viền cổ, tay, lưng hoặc đuôi váy nếu cô dâu quá thích đồ ren.
2. Vải Lưới polyester (bay bổng, lãng mạn)
Để một có một mẫu áo cưới bồng công chúa lộng lẫy thì chất liệu để tạo độ bồng bềnh, bay bổng lãng mạn cho chiếc váy không thể không nhắc đến loại vải lưới được.
Lưới được dùng để tạo độ phồng cho chiếc váy, tùy độ cứng, độ rủ, độ chun và cách xử lý vải tạo hiệu ứng khác nhau. Lưới mắt to thường cứng hơn nên thường dùng làm tùng phồng váy, còn lưới có mắt nhỏ mềm hơn thường dùng làm chân váy tạo độ phồng, bồng bềnh lãng mạn cho chiếc váy.
Đặc tính: có độ trong, xốp, nhẹ và bồng bềnh, không trơn trượt (có độ bám dính), càng cứng thì càng xốp, lưới mềm thì tạo độ suông hơn. (Lưới có độ cứng là do hồ vải, sau khi giặt nhiều lần sẽ mềm hơn)
Lưới là loại chất liệu tạo độ phồng rất tốt bằng cách tạo những nếp xếp ly như thế này.
3. Voan (nữ tính, ngọt ngào& lãng mạn)
Voan như một chất xúc tác mềm mại làm tăng thêm vẻ nữ tính và nét tinh khôi của người phụ nữ. Nên đây cũng là một trong những chất liệu được dùng khá phổ biến trong trang-phục-áo-cưới.
Thành phần đa số trong voan là lụa. Vải voan thường dùng làm khăn voan, tạo những bông hoa lụa mềm mại, hay may toàn bộ-áo-cưới, thân trên hoặc chân váy với những nếp gấp, bèo nhún điệu đà, hoặc suôn mềm thướt tha.
Đặc điểm: mềm, mỏng, trong trẻo nhưng không xốp, có độ bóng, trơn trượt, có vẻ dịu dàng, thanh thoát, có độ bồng vừa phải, không quá mềm rũ và cũng không quá cứng. Voan kính thì óng ánh hơn, trơn trượt và trong nên tạo độ rủ tốt hơn.
Váy bồng công chúa và váy-cưới-đuôi-cá thường được may bởi chất liệu voan tạo vẻ mềm mại, thướt tha, bay bổng
4. Lụa (kiêu sa & đẳng cấp)
Nói đến lụa, người ta nghĩ ngay đến sự mềm mại, nhẹ nhàng, mát mẻ… biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý. Lụa đã từng là thứ đắt tiền chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu, giới quý tộc, địa chủ trong xã hội xưa. Ngày nay trong lĩnh vực thời trang đặc biệt là áo cưới, nó vẫn luôn được các NTK ưu ái chọn để may váy cưới, bởi vẻ thướt tha bay bổng, lãng mạn và đẳng cấp mà nó mang lại cho người mặc.
Đặc điểm: Lụa có vẻ óng ánh rất đặc trưng, là một loại vải mềm mịn, mỏng được dệt bằng tơ lụa tự nhiên lấy từ kén của loài tằm, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Người ta thường dùng lụa để may toàn bộ váy, những bông hoa lụa, nơ hoa, nơ cài tóc, đai lưng váy tạo điểm nhấn cho tổng thể cho trang-phục-cưới.
Phụ kiện đi kèm với áo dài lụa ăn ý nhất chính là những chiếc kiềng, vòng cổ ngọc trai, thể hiện nét đài các, quyền quý của thiếu nữ xưa.
Lụa khi may-áo-cưới mang đến cho cô dâu vẻ đẹp gợi cảm, nữ tính và rất sang trọng. Tuy nhiên, lụa khá đắt tiền nên cô dâu cần lưu ý trước khi chọn áo cưới với loại vải này.
5. Vải Sa-tanh/Satin (tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt)
Thể hiện vẻ đẹp sang trọng và tôn vinh nét đẹp cơ thể của người phụ nữ thì không chất liệu nào có thể cao cấp và gợi cảm, khơi nhiều cảm xúc như satin. Trong thế giới thời trang nhất là váy cưới thì satin được coi là chất liệu thượng hạng bậc nhất cho các nhà mode tạo nên những chiếc-váy-cưới-lộng-lẫy.
Satin là một dạng khác của lụa, với vẻ đẹp bóng bẩy, ướt mịn, thướt tha, vừa có nét cứng cáp của taffeta, vừa có độ mềm mại của lụa bám lấy từng centimet đường cong trên cơ thể người phụ nữ, satin được coi như một chất liệu vô cùng “khiêu khích” của phái đẹp.
Các cô dâu có chiều cao khiêm tốn sẽ khắc phục được nhược điểm khi khoác lên người chiếc váy cưới sáng bóng, bắt mắt kết hợp với dáng váy chữ A với điểm nhấn là những nếp xếp chéo điệu đà như thế này.
Chất-liệu-may-áo-cưới, vải-may-áo-cưới, Áo-cưới-tại-sài-gòn, mua-áo-cưới-giá-rẻ, váy-cưới, may-váy-cưới, áo-cưới-tại-tphcm, xưởng-may-áo-cưới, bán-áo-cưới-tại-thủ-đức, Bán-áo-cưới, áo-cưới-đẹp, ảnh-viện-áo-cưới, mẫu-áo-cưới-dài, thời-trang-áo-cưới, mẫu-áo-cưới, áo-cưới, bộ-sưu-tập-áo-cưới,